Kết quả tìm kiếm cho "huyện An Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 25562
Ngày 22/1, UBND huyện Phú Tân tổ chức họp mặt với các tổ chức hội trên địa bàn huyện mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm ghi nhận những đóng góp của các tổ chức hội trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua.
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Tết quân - dân năm 2025, ngày 21/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Tân phối hợp Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện và UBND xã Phú Long tổ chức Hội thi nấu ăn mừng Tết quân - dân, mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Chiều 21/1, Huyện ủy Phú Tân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Huyện ủy Phú Tân Huỳnh Thành Danh chủ trì hội nghị.
Ngày 20/1, UBMTTQVN xã Tân Phú (Châu Thành) đã bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình chính bà Huỳnh Thị Xuân (ngụ ấp Tân Lợi). Đây căn nhà nằm trong chương trình thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát được chính quyền địa phương thực hiện trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Bí thư Huyện ủy Châu Thành Lê Bích Phượng đã đến dự.
Chiều 21/1, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) phối hợp Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện An Phú tổ chức chương trình cộng đồng Tết 2025 với tên gọi “63 Gắn kết - 1 Tết sum vầy" tại Công viên huyện An Phú.
Nguyễn Văn Sàng (sinh năm 1970, ngụ khóm Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú); Hà Thị Huyền (sinh năm 1970, ngụ Khóm Khna Tang yu, phường Prek Chrey, TP. Sampev Puon, tỉnh Kadal, Campuchia); Tô Văn Tây (sinh năm 1985) và Đặng Văn Trường (sinh năm 1984), cùng ngụ ấp An Hòa, xã Khánh An (huyện An Phú) cấu kết nhau thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để hưởng lợi.
Lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho mình, mong muốn giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, hỗ trợ cất những căn nhà vững chắc, ông Phạm Văn Hùng cùng các thành viên Tổ xây cất nhà từ thiện xã Bình Phú (huyện Châu Phú) đã góp phần giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn được “an cư, lạc nghiệp”.
Sáng cuối năm, gió Đông thổi mạnh, tiếng lá trên cây khua xào xạc. Người dân ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) ngồi khúm núm trước hiên nhà trốn cái lạnh ngày giáp Tết. Bên cồn khí hậu mát mẻ, nhưng ngặt nổi khi trời trở gió làm cho hoạt động khai thác cá trên sông tạm thời gián đoạn.
Trên mảnh đất nghĩa tình An Giang, có 28 dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Mỗi DTTS sở hữu nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, nghề thủ công và nghệ thuật trình diễn dân gian hết sức đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa An Giang sinh động, đa sắc màu.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Châu Đốc (nhiệm kỳ 2020 - 2025), nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị du lịch (DL), văn minh, hiện đại, UBND thành phố chủ động xây dựng và ban hành các kế hoạch, đề án tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Các phòng, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Nhờ đó, quyết tâm xây dựng TP. Châu Đốc trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, DL của tỉnh được hiện thực hóa.
Mỗi buổi sáng, khi ánh mặt trời vừa chiếu lên mặt nước êm đềm của dòng sông, con đò Rạch Gộc lại chở đầy hành khách qua lại giữa xã An Hòa, huyện Châu Thành và xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới. Giữa không gian ấy, tiếng hát trầm ấm của anh Lê Quang Thưng vang lên, mang theo cả một câu chuyện đời đặc biệt.